Có quan điểm cho rằng một vài đề tài “quá sức” với các con, hoặc những đề tài đó như đã nghe thấy ở “đâu đấy”, hoặc như đã được trao giải tại một kỳ thi nào đó.
“Với góc độ là một phụ huynh có con đã từng đi thi, một giáo viên và giờ là tư cách một nhà quản lý thì tôi thấy cuộc thi Khoa học Kĩ thuật cấp Quốc gia học sinh Trung học phổ thông cũng đã tạo ra một sân chơi nếu “đúng nghĩa” nó sẽ rất bổ ích cho học sinh.
Qua báo chí tôi thấy có một số đề tài rất hay, đề tài nho nhỏ phù hợp với lứa tuổi và suy nghĩ của các con, phù hợp với đặc điểm của vùng miền nơi các em sinh sống, đây là một yếu tố quan trọng và rất thực tế”, nhà giáo Trần Thùy Dương - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Trần Thùy Dương: "Có đề tài khi nghe các con thuyết trình tôi thấy quá vĩ mô. Vậy nên chúng ta phải là người định hướng cho các con và đặc biệt là ban giám khảo cần cho các con thấy được đề tài này đang quá sức". Ảnh: Tùng Dương. |
Trước những quan điểm cho rằng có một vài đề tài “quá sức” với các con, hoặc những đề tài đó giống như đã nghe thấy ở “đâu đấy”, hoặc như đã được trao giải tại một kỳ thi… nào đó rồi, về vấn đề này, cô Dương chia sẻ:
“Chuyên môn của tôi không phải là những môn khoa học, chế tạo, hóa sinh, nhưng tôi cũng có “cảm giác” rằng đây đó cũng có một số đề tài khi đọc qua thì người lớn cũng hơi “giật mình” bởi những đề tài đó mang tầm vĩ mô.
Có lẽ một đứa trẻ với thời gian trong khoảng 1 năm học thì rất khó có thể hoàn thiện được đề tài khoa học đó, kể cả một nghiên cứu sinh thực hiện cũng rất khó. Điều này theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào thầy cô hướng dẫn và đặc biệt là ban giám khảo khi chấm điểm tại các cuộc thi này.
Thời gian qua có nhiều dư luận xôn xao trước những hiện tượng “lạ” trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông có xuất hiện hàng loạt đề tài đao to búa lớn, quá tầm đối với học sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét